Mỗi người lao động khi làm việc ở các Công ty, doanh nghiệp sẽ được đóng bảo hiểm theo quy định pháp luật để bảo vệ người lao động khi không may xảy ra các vấn đề thì sẽ được đền bù khoản chi phí có thể bù đắp vào cuộc sống.

Khi ký hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi, chính sách phúc lợi của người lao động, trong đó có Bảo hiểm xã hội của người lao động. Nhưng, bạn có biết Bảo hiểm xã hội của người lao động bao gồm những loại nào không?

Người lao động khi làm việc ở các công ty, doanh nghiệp có phải bắt buộc phải tham gia hay không và những loại bảo hiểm nào mà người lao động được hưởng khi làm việc ?. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các độc giả hiểu rõ hơn quy định pháp luật.

Để được hỗ trợ, tư vấn liên qua đến các lĩnh vực dân sự, lao động, hình sự,… Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại Luật sư: 0919.559.819.

Tư vấn lao động tại Đồng Nai
Tư vấn lao động tại Đồng Nai

1. Bảo hiểm xã hội của người lao động?

1.1. Quy định về việc tham gia BHXH, BHYT

Bảo hiểm xã hội hiện tại có 2 loại chính là:

BHXH tự nguyện: Là hình thức bảo hiểm xã hội được nhà nước tổ chức. Với hình thức này, người tham gia có thể tự lựa chọn mức tham gia phù hợp theo thu nhập của mình.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm bắt buộc bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Mục đích chủ yếu của bảo hiểm bắt buộc là để bảo vệ các lợi ích công cộng cũng như sự an toàn cho xã hội.

Về phía doanh nghiệp, việc tham gia đầy đủ bảo hiểm bắt buộc thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và sự san sẻ những rủi ro mà doanh nghiệp thực hiện cho cộng đồng và xã hội.

Về phía người lao động, bảo hiểm bắt buộc sẽ là phương tiện giúp hỗ trợ và bảo vệ nhu cầu cũng như quyền lợi chính đáng của người lao động trong quá trình tham gia lao động.

Và theo Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội quy định về các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì người lao động tại các doanh nghiệp phải tham gia BHXH bắt buộc nếu:

– Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Bên cạnh đó BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Tại Khoản 1, Điều 12, Luật Bảo hiểm y tế cũng có quy định về nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT trong đó có:

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
  • Người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức;

Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp có hợp đồng lao động chính thức từ 03 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Cả người lao động và doanh nghiệp có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT theo quy định của pháp luật.

1.2. Mức đóng BHXH, BHYT người lao động tại doanh nghiệp phải nộp

Căn cứ theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ban hành ngày 9/9/2015 và Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ban hành ngày 27/5/2020 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT có nêu rõ mức đóng của từng đối tượng như sau:

Người lao động lần lượt đóng 8% và 1% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ BHXH và BHYT.

Các mức đóng bảo hiểm xã hội là 25,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 8%,
  • Doanh nghiệp đóng 17,5% gồm: 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất (HT-TT); 3% vào quỹ ốm đau và thai sản (ÔĐ-TS); 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN).

Mức đóng BHYT là 4,5% mức lương tháng làm căn cứ đóng BHXH trong đó:

  • Người lao động đóng 1,5%;
  • Doanh nghiệp đóng 3%.

Ngoài ra, người lao động và doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm được hưởng khi người lao động thất nghiệp. Khi thất nghiệp, người lao động có thể làm hồ sơ xin nhận trợ cấp thất nghiệp, và được nhận 1 khoản tiền trợ cấp hàng tháng.

Số tiền này phụ thuộc vào mức phí bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động đóng hàng tháng khi còn đi làm. Người lao động bắt buộc phải tham gia loại bảo hiểm này. Ngoại trừ những người đang đi làm hưởng lương hoặc có thu nhập từ công việc khác.

Đối tượng được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động tại doanh nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp phải đủ 12 tháng.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp, mức phí bảo hiểm thấp hơn 2 loại bảo hiểm kia nhiều. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với mức đóng 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH: trong đó người lao động đóng 1%, doanh nghiệp đóng 1%.

Đóng kinh phí công đoàn 2% mức lương tháng là căn cứ đóng BHXH do doanh nghiệp đóng. Trường hợp nếu người lao động tự nguyện đăng ký gia nhập và tham gia tổ chức công đoàn thì người lao động đóng thêm 1% đoàn phí công đoàn.

Trong trường hợp thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm sẽ được hỗ trợ hàng tháng là mức lương bình quân 6 tháng trước đó x 60% (con số này thấp hơn 5 lần mức lương cơ sở).

Như vậy, khi đi làm thì người lao động sẽ phải đóng 8% mức tiền đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất, 1% vào quỹ BHTN và 1,5% là đóng BHYT.

Người lao động phải đóng bảo hiểm gì?
Người lao động phải đóng bảo hiểm gì?

Trên đây là bài viết tư vấn về “Người lao động được đóng các loại bảo hiểm nào”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới lao động, tranh chấp lao động về tiền lương, thời gian làm việc, các vấn đề liên quan đến hình sư, hôn nhân… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư Lao động – Công ty Luật Đồng Nai.

Chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn giải quyết nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí.

Công ty luật tại Đồng Nai luôn tự hào văn phòng uy tín tại Việt Nam. Luôn đồng hành cùng Quý khách hàng.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư Đồng Nai: 0919.559.819 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Liên hệ tư vấn miễn phí

Luật Đồng Nai tư vấn miễn phí 24/7 kể cả ngày lễ tết cho quý khách hàng có nhu cầu. Công ty Luật Đồng Nai chỉ sử dụng và tư  vấn qua số điện thoại 0919.559.819.

Việc tư vấn qua điện thoại sẽ giúp quý khách được giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đồng thời quý khacsh hàng sẽ không phải lo ngại về khảng cách địa lý hay về chi phí tư vấn vì chúng tôi tư vấn qua điện thoại là hoàn toàn miễn phí.

• Số điện thoại: 0919.559.819

• Zalo: 0919.559.819

Liên hệ tư vấn qua Email

Qúy khách vui lòng thực hiện như sau:

  • Ghi rõ họ và tên;
  • Địa chỉ;
  • Số điện thoại liên hệ;
  • Tóm tắt nội dung vụ việc;
  • Gửi câu hỏi hoặc yêu cầu của mình.

Địa chỉ email của Công ty Luật Đồng Nai

• Mail: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com

• Website: https://luatdongnai.vn

ĐỂ ĐƯỢC GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY CHO SỐ ĐIỆN THOẠI CÔNG TY LUẬT ĐỒNG NAI ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN:

Hotline: 0919.559.819

Zalo: 0919.559.819

– Mail: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com

– Fanpage: Luật sư Bình Dương

– Website: luatdongnai.vn

Qúy khách hàng vui lòng liên hệ các phương thức trên để đặt lịch hẹn tư vấn từ Công ty Luật Đồng Nai. Sau khi nhận được cuộc gọi từ quý khách, Công ty Luật Đồng Nai sẽ trực tiếp gọi điện tư vấn và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng các vấn đề cho khách hàng.

Xem thêm:

Mức lương cơ sở năm 2022 là bao nhiêu?

Làm gì khi bị công ty đuổi việc không lý do?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *