VỢ ĐANG MANG THAI, CHỒNG CÓ THỂ LY HÔN KHÔNG ?
Vợ đang mang thai, chồng có thể ly hôn không ? Là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến. Ly hôn là quyết định cuối cùng mà nhiều cặp vợ chồng lựa chọn để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng trong đời sống hôn nhân. Do đó, khi hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, mâu thuẫn vợ chồng ngày càng nhiều, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được, vợ hoặc chồng có thể khởi kiện ly hôn hoặc cả hai vợ chồng có thể thỏa thuận để yêu cầu Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn.
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người chồng đều có thể đơn phương ly hôn người vợ. Bởi lẽ theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Như vậy, khi vợ đang có thai, vợ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được quyền yêu cầu ly hôn.
Tuy nhiên, người vợ hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện ly hôn hoặc thuận tình ly hôn. Trong trường hợp, người vợ đơn phương ly hôn nếu chồng có hành vi bạo lực gia đình; Chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến không thể tiếp tục duy trì mối quan hệ hôn nhân theo quy định tại Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình thì Tòa án xem xét giải quyết ly hôn.
1. Căn cứ để Tòa chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn
Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Vợ đang mang thai, chồng có thể ly hôn không ?
Về tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được được hướng dẫn có thể hiểu như sau:
– Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
– Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
– Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt làm cho vợ đang mang thai, chồng có thể ly hôn không ?
Theo như bạn trình bày, trong thời gian quen nhau, sau khi kết hôn, ngay cả khi mang thai chồng bạn cũng thường xuyên đánh đập bạn. Như vậy, mục đích của hôn nhân là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững đã không đạt; Quan hệ hôn nhân đã ở vào tình trạng trầm trọng, giữa hai người đã tồn tại những mâu thuẫn gay gắt, không thể điều hoà được, tình cảm đã lạnh nhạt, không còn yêu thương, quý trọng nhau nữa; Đời sống chung của vợ chồng bạn không thể kéo dài hơn nữa. Những mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết bằng quyết định cuối cùng của Toà án cho chấm dứt quan hệ hôn nhân. Bạn yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn nên cần cung cấp các chứng cứ thỏa mãn các điều kiện như trên để Tòa có thể chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của bạn.
2. Về việc chia tài sản chung khi ly hôn trả lời cho câu Vợ đang mang thai, chồng có thể ly hôn không ?
Quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này….”
Như vậy, vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận chia tài sản chung, nếu không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về tài sản là sợi dây chuyền và đôi bông tai bố mẹ chồng cho bạn và bạn đang giữ, bạn không nên ghi trong đơn ly hôn là tài sản chung. Nếu chồng bạn muốn chia tài sản đó thì phải yêu cầu tòa giải quyết.
3. Về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn trả lời cho câu hỏi vợ đang mang thai, chồng có thể ly hôn không ?
Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định:
“Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Như vậy, bạn đang có thai 05 tháng trong thời kỳ hôn nhân nên khi con bạn sinh ra vẫn xác định là con chung của vợ chồng bạn.
Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:
Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác. Như vậy, về nguyên tắc, khi con bạn sinh ra bạn có quyền trực tiếp nuôi con nếu bạn và chồng bạn không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bạn trực tiếp nuôi con thì chồng bạn vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
+ Đơn xin ly hôn
+ Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
+ Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
* Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
5. Vợ có quyền ly hôn khi đang mang thai hay không?
Trả lời:
Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Với quy định nói trên, chỉ trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng mới bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.
Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng, có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.
6. Đang mang thai có ly hôn được không? Việc nuôi con thực hiện thế nào?
Trả lời:
Quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì việc quyết định ai giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn phụ thuộc vào sự chứng minh của vợ chồng về việc đảm bảo cho con về mặt vật chất và tinh thần. Mặt vật chất được thể hiện qua nguồn kinh tế, điều kiện thực tế để nuôi dưỡng con, đảm bảo cho sự phát triển thể chất của con. Mặt tinh thần thể hiện qua sự quan tâm chăm sóc con. Đảm bảo cho con về mặt văn hóa, giáo dục và sự phát triển trí tuệ.
Sau khi tòa án quyết định việc nuôi con cho vợ hoặc chồng thì người còn lại có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.”
Tài sản của vợ chồng khi chung sống cùng gia đình được quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Như vậy, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của bố mẹ bạn, vợ chồng bạn không có quyền yêu cầu phân chia nên không cần kê khai trong đơn ly hôn.
7. Quyền ly hôn khi vợ đang mang thai?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 51Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:
“3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Về nguyên tắc thì vợ/chồng có quyền làm đơn ly hôn đơn phương mà không cần sự đồng ý của vợ. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 51 nêu trên thì có quy định rằng nếu như vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì anh không có quyền đơn phương ly hôn với vợ trong khoảng thời gian này. Như vậy, giờ anh muốn ly hôn thì sẽ không được phép ly hôn. Sau nà,y con anh đủ 12 tháng tuổi thì anh mới có quyền làm đơn đơn phương ly hôn.
Hiện nay, pháp luật không thừa nhận ly thân cũng không có quy định ly thân bao lâu sẽ được ly hôn do đó việc ly thân sẽ là do các bên tự thỏa thuận, bởi việc ly thân chỉ được xem là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn sau này.
Những điều cần lưu ý: Trong trường hợp này vợ anh đồng ý thì anh có thể ly hôn được, không cần phải đợi sau khi sinh con 1 năm.
8. Phải làm sao để kết hôn khi chưa ly hôn với chồng cũ?
Trả lời:
Theo quy định của pháp luật thì kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Đồng thời, việc kết hôn của hai bạn phải không thuộc vào các hành vi bị pháp luật cấm nhằmbảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tạiĐiều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”
Theo như bạn trình bày, bạn và chồng bạn đã không còn chung sống với nhau hơn 01 năm nay. Tuy nhiên, vì hai bạn chưa ly hôn nên trên danh nghĩa hai bạn vẫn là vợ chồng, quan hệ hôn nhân giữa hai bạn vẫn chưa chấm dứt. Trong trường hợp này, bạn sẽ không được phép chung sống hoặc kết hôn với người khác khi mà bạn chưa ly hôn. Bạn chỉ được phép kết hôn với người khác khi quan hệ hôn nhân của bạn với người chồng hiện tại của bạn đã chấm dứt, đó là khi bạn ly hôn.
Do vậy, để được kết hôn với người khác, bạn cần tiến hành thủ tục ly hôn. Bạn có thể thỏa thuận với người chồng hiện tại về việc ly hôn để cả hai cùng làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn. Bạn cũng có thể tự mình viết đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn.
Trong trường hơp bạn không giữ giấy đăng ký kết hôn (bản gốc), bạn có thể đến nơi đã đăng ký kết hôn cho bạn trước đây xin báo mất và xin được cấp trích lục giấy đăng ký kết hôn.Giấy tờ này có giá trị thay thế giấy đăng ký kết hôn bản gốc khi giao nộp cho tòa án.
Sau khi Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền được đăng ký kết hôn với người khác.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng cảm ơn!