Đối với nhiều trường hợp “Nhặt được của rơi không trả có vi phạm pháp luật?” đây là những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhặt được của rơi ngoài đường là điều không hiếm gặp trong xã hội ngày nay. Trong trường hợp này thì người nhặt được của rơi cần phải làm gì? “Đút túi” theo cách nói vui trong xã hội hay là “trả lại người đánh mất” theo truyền thống tốt đẹp của Việt Nam mới đúng pháp luật?
Dưới đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề trên dựa theo các quy định của pháp luật. Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến số điện thoại của Công ty luật tại Đồng Nai: 0919.559.819.
Cách xử lý khi nhặt được của rơi
Trên thực tế, khi đi ngoài đường, không ít lần trong cuộc đời chúng ta sẽ gặp phải tình huống thấy của rơi ngoài đường hoặc tận mắt nhìn thấy người khác đánh rơi đồ. Trong những trường hợp như vậy thường có nhiều cách xử lý khác nhau. Công ty luật tại Đồng Nai mong muốn khác
Thông thường sẽ có hai luồng tư tưởng trong vấn đề này đó là người nhìn thấy của rơi sẽ “tiện tay đút túi” với mục đích chiếm hữu thành đồ riêng của mình. Trường hợp này sẽ thường thấy ở những đồ vật bị đánh rơi là những vật nhỏ, giá trị không lớn như chiếc mũ, hộp bút, tờ tiền giá trị nhỏ,…
Đối với những tài sản bị đánh rơi mang giá trị lớn như ví tiền, điện thoại,… hay những vật không thể biến thành tài sản của mình được như thẻ căn cước, bằng lái xe,… thì lúc này người nhặt được của rơi sẽ mang đồ vật đó đến cơ quan cơ quan có thẩm quyền để xác nhận và tìm lại chủ tài sản đó. Vậy cách xử lý như nào là không phạm pháp?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành, tài sản bị đánh rơi được coi là tài sản không xác định được chủ sở hữu, tức là không biết ai là chủ của tài sản này.
Trong trường hợp phát hiện ra tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, thì người nhìn thấy cần phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai nhằm tìm chủ sở hữu biết mà nhận lại tài sản đã đánh rơi.
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Cũng có trường hợp tài sản đánh rơi xác định được chủ sở hữu, tức là người nhặt được biết rõ ai là người đánh rơi. Thì trong trường hợp này, pháp luật quy định, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên, cần phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chính chủ.
Như vậy, trong tình huống nhìn thấy tài sản bị đánh rơi, dù là tài sản ít giá trị hay có giá trị lớn, thì việc cần làm lúc này là phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết để công khai tìm lại chủ sở hữu tài sản đó.
Đây tuy là quy định của pháp luật nhưng cũng phần nào được ảnh hưởng bởi nét đẹp truyền thống của dân tộc ta: “Nhặt được của rơi trả người đánh mất”.
Bên cạnh đó người nhặt được của rơi cũng cần phải lưu ý trong trường hợp giao cho phía cơ quan có thẩm quyền để tìm lại chủ sở hữu thì cũng cần phải nhận lại được thông báo về kết quả tìm cho người nhặt được biết.
Quy định này vừa đảm bảo tính công khai, khách quan, minh bạch trong vấn đề xác nhận, tìm lại chủ sở hữu của tài sản nào đó.
Xử lý vi phạm khi nhặt được của rơi không trả lại
Theo quy định của pháp luật nêu trên thì khi một người nhặt được của rơi, việc cần làm lúc này là phải trả lại người đánh mất theo hai cách thức: thông báo và giao cho phía cơ quan có thẩm quyền để tìm lại chủ tài sản; tự mình đi báo hoặc tìm chủ tài sản.
Tuy nhiên trên thực tế, với những món đồ ít giá trị khi bị đánh rơi, người nhặt được thường ngó lơ hoặc “tiện tay đút túi” làm của riêng cho bản thân mà không muốn tìm người đã đánh mất. Hành vi này đương nhiên sẽ bị xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo từng trường hợp.
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy theo quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại có thể bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Để hiểu rõ hơn những quy định khách về pháp luật hình sự, khách hàng vui lòng liên hệ Công ty luật tại Đồng Nai theo số điện thoại: 0919.559.819.
Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu không trả lại của rơi?
Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định trường hợp nhặt được của rơi không trả lại như sau:
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Như vậy, trong trường hợp bạn nhặt được của rơi cụ thể là chiếc iphone 13 trị giá tầm 30 triệu mà cố tình không trả lại cho chủ sở hữu thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Với những hậu quả bất lợi có thể đến thì điều cần làm lúc nhặt được của rơi là thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã để tìm lại người đánh mất.
Trong trường hợp có các thắc mắc liên quan đến việc nhặt được của rơi bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kịp thời. Những vấn đề pháp lý liên quan đến trường hợp “Nhặt được rơi không trả có vi phạm pháp luật không?” sẽ được Công ty luật tại Đồng Nai giải đáp kỹ lưỡng để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hành.
Phương thức liên hệ đa dạng của Dịch vụ Luật sư tư vấn hình sự tại Công ty Luật tại Đồng Nai khi tư vấn pháp lý
Trước khi liên hệ tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại Công ty luật tại Đồng Nai: 0919.559.819 để được sắp xếp lịch hẹn với chúng tôi.
Bên cạnh phương thức liên hệ tư vấn trực tiếp, Công ty luật tại Đồng Nai khuyến khích khách hàng có thể liên hệ tư vấn từ xa thông qua các kênh như: email, facebook, zalo, số điện thoại, website với thông tin cụ thể sau đây:
- Số điện thoại/Zalo: 0919.559.819
- Mail: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com
- Website: https://luatdongnai.vn/
Khi liên hệ qua các kênh trên, nhằm tiết kiệm thời gian, Công ty luật tại Đồng Nai khuyến khích Quý khách hàng vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:
- Họ và tên, Địa chỉ khách hàng;
- Tóm tắt vụ việc;
- Yêu cầu của khách hàng.
ĐỂ BIẾT THÊM MỌI THÔNG TIN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY LUẬT TẠI ĐỒNG NAI THEO:
Hotline: 0919.559.819;
Zalo: 0919.559.819;
Số điện thoại: 0919.559.819
Email: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com
Website: Luật Đồng Nai
Những vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc về pháp luật, tất cả sẽ được Công ty luật tại Đồng Nai hỗ trợ tư vấn, giải đáp cũng như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng.
>> Xem thêm: Luật sư nhà đất tại TPHCM