Đối với trường hợp “Người chưa thành niên có được tự mình xác lập giao dịch dân sự” hay không? đây là một trong những vấn đề sẽ được Công ty luật Đồng Nai giải đáp đến mọi người. Để một chủ thể có thể tham gia xác lập một giao dịch dân sự thì đòi hỏi chủ thể ấy phải đáp ứng các điều kiện nhất định, một trong những điều kiện quan trọng nhất chính là về độ tuổi.
Bởi khi đã thành niên, một cá nhân mới có thể được coi là có đầy đủ năng lực pháp luật cũng như năng lực hành vi dân sự. Vậy điều này có phải chỉ giới hạn các giao dịch dân sự là phải do người thành niên thực hiện? Với chủ thế là người chưa thành niên thì có được tự mình tham gia một giao dịch dân sự hay không?
Bài viết nhằm đưa đến cho bạn đọc câu trả lời về tư cách tham gia giao dịch dân sự của người chưa thành niên, nếu có bất cứ thắc mắc và cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0919.559.819.
Người chưa thành niên được hiều như thế nào?
Trước tiên, cần làm rõ về khái niệm người chưa thành niên theo quy định của pháp luật dân sự. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015: “Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”.
Ở đây, pháp luật đã dựa vào độ tuổi, vào sự phát triển về tâm sinh lý của con người. Sự phát triển dần hoàn thiện cả về thể chất và trí tuệ của con người dựa vào độ tuổi.
Do đó, một người dù khoẻ mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình nhưng chưa đủ 18 tuổi, được coi là người chưa thành niên.
Với mỗi độ tuổi khác nhau thì có sự nhận thức khác nhau, từ đó có khả năng thực hiện những hành vi ở mức độ khác nhau. Chính vì vậy, khả năng tham gia vào giao dịch dân sự của mỗi độ tuổi cũng được quy định rất khác.
Đối với người chưa đủ 6 tuổi
Khoản 2 Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện”.
Pháp luật dân sự coi những trẻ em chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự. Mọi quan hệ dân sự do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện..
Đại diện theo pháp luật của một cá nhân theo Điều 136 Bộ Luật dân sự 2015 là:
“1.Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2.Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3.Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4.Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.”
Tuy nhiên, tại Khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi sẽ không bị vô hiệu trong trường hợp giao dịch ấy “nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ; được chính họ thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên”.
Đối với người đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi
Theo Khoản 3 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi”.
Những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh lý khác dẫn đến tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là người có năng lực hành vi dân sự nhưng chưa đầy đủ.
Những người này không bị Tòa án tuyên bố bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
Những người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự, phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi tham gia các giao dịch dân sự, pháp luật dân sự đã cho phép họ có thể tham gia xác lập, thực hiện một số giao dịch dân sự nhất định.
Ví dụ: Các giao dịch có giá trị nhỏ như mua sắm sách vở, giấy bút, quà bánh, đồ chơi, đồ dùng trong học tập… nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu trong học tập, vui chơi, giải trí, trừ khi pháp luật có quy định khác.
Đối với người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu có tài sản riêng, đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì: “Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”.
Những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.
Nhưng đối với các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người giám hộ trong trường hợp này sẽ là người đại diện cho người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự như đã nêu ở trên.
Như vậy, tùy từng trường hợp cũng như độ tuổi của người chưa thành niên ấy mà vai trò khi tham gia giao dịch dân sự của họ sẽ khác nhau. Trường hợp khi xảy ra những tranh chấp liên quan đến giao dịch của chính bản thân bạn, người thân trong gia đình vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ luật sư tư vấn dân sự qua những phương thức liên hệ sau:
Trước khi liên hệ tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0919.559.819 để được sắp xếp lịch hẹn với chúng tôi.
Bên cạnh phương thức liên hệ tư vấn trực tiếp, khách hàng có thể liên hệ tư vấn từ xa thông qua các kênh như: email, facebook, zalo, số điện thoại, website với thông tin cụ thể sau đây:
- Số điện thoại/Zalo: 0919.559.819
- Mail: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com
- Website: https://luatdongnai.vn/
Khi liên hệ qua các kênh trên, nhằm thiết kiệm thời gian Quý khách hàng vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:
- Họ và tên, Địa chỉ khách hàng
- Tóm tắt vụ việc
- Yêu cầu của khách hàng
ĐỂ BIẾT THÊM MỌI THÔNG TIN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY LUẬT TẠI ĐỒNG NAI THEO:
Hotline: 0919.559.819;
Zalo: 0919.559.819;
Số điện thoại: 0919.559.819
Email: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com
Website: Luật Đồng Nai
Những vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc về pháp luật, tất cả sẽ được Công ty luật tại Đồng Nai hỗ trợ tư vấn, giải đáp cũng như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng.
>> Xem thêm: Luật sư nhà đất tại TPHCM