LUẬT SƯ TƯ VẤN THỪA KẾ TRẢNG BOM 24/7

Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom – cung cấp dịch vụ tư vấn luật thừa kế. Có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, có kiến ​​thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp các dịch vụ pháp lý chất lượng cho khách hàng, Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom là điểm đến và sự lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp, cá nhân khi có nhu cầu về dịch vụ pháp lý. Đặc biệt là lĩnh vực tư vấn luật thừa kế.

Hãy liên hệ với chúng tôi, Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom để được hỗ trợ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật thừa kế. Nếu trong quá trình thực hiện có vướng mắc thủ tục, vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom để được tư vấn chi tiết! Số điện thoại tư vấn của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom038.22.66.998. Trực tuyến 24/24 sẵn sàng hỗ trợ tư vấn đến khách hàng.

CHÁU, CON NGOÀI GIÁ THÚ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN TỪ ÔNG BÀ, CHA MẸ KHÔNG?

1. Cháu có được hưởng di sản thừa kế của ông bà không ?

Chào luật sư, xin cho tôi hỏi: Ông bà nội tôi có căn nhà, ông tôi đã mất, bà vẫn còn sống. Anh em tôi sống cùng bà trong căn nhà đó từ trước đến giờ (bố tôi đã mất sau khi ông mất). Nay hai cô về đòi bán căn nhà đó để chia tiền bán được.
Vậy tôi có quyền gì trong việc này không ạ ?

Trả lời:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tại Điều 66 quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết như sau:

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Theo đó, căn nhà của ông bà nội bạn là tài sản chung của ông bà nên khi ông chết, bà sẽ là người quản lý tài sản chung đó và trường hợp này không có di chúc và những người thừa kế khác cũng không chỉ định người nào khác quản lý di sản. Nay hai cô của bạn (tức con đẻ của ông bà bạn) về đòi bán căn nhà để chia số tiền bán được thì theo quy định việc này sẽ được giải quyết theo quy định về pháp luật thừa kế.

Đối với tài sản là căn nhà chung của ông bà thì hai cô của bạn chỉ có quyền yêu cầu chia di sản đối với phần tài của ông trong khối tài sản chung đó mà không có quyền đối với cả căn nhà. Vì căn nhà là tài sản chung của ông bà, nên theo nguyên tắc tài sản này sẽ được chia đôi, sau đó phần tài sản của ông sẽ tiếp tục được chia thừa kế theo pháp luật về thừa kế.

Xác định người thừa kế đối với phần di sản của ông nội bạn:

Thừa kế theo hàng thừa kế: Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế theo hàng thừa kế như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn gồm: vợ (bà nội bạn); các con đẻ của ông (hai cô của bạn). Bạn thuộc hàng thừa kế thứ hai, và do hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn những người thừa kế còn sống nên bạn không thuộc trường hơp được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế của người chết.

Ngoài ra, Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Theo quy định này, cháu sẽ được hưởng một phần di sản từ di sản của ông để lại khi bố của người cháu đó chết trước hoặc cùng thời điểm với ông, như vậy nếu bố chết sau thời điểm ông chết thì cháu sẽ không được hưởng phần di sản mà bố cháu được hưởng nếu còn sống. Do đó, trong trường hợp của bạn, bố bạn mất sau khi ông bạn mất nên bạn không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế theo quy định về thừa kế thế vị.

Từ phân tích trên, bạn không thuộc trường hợp được thừa kế theo hàng thừa kế và cũng không thuộc trường hợp được thừa kế theo quy định về thừa kế thế vị. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, khi các cô của bạn đòi bán nhà thì còn phụ thuộc vào quyết định của bà bạn, vì bà bạn vừa là chủ sở hữu của căn nhà vừa là người thừa kế theo pháp luật của ông nội bạn.

Mặt khác, qua thông tin bạn cung cấp, bạn và em của bạn đã ở với bà suốt thời gian qua nên sẽ có sự đóng góp, trang bị cho căn nhà, những tài sản mà bạn đóng góp thì bạn có quyền đối với những tài sản đó. Bạn phải chứng minh về việc đóng góp tài sản của mình, nếu bà của bạn và các cô quyết định bán căn nhà thì bạn có quyền yêu cầu được nhận lại phần tài sản của bạn hoặc yêu cầu bồi hoàn phần giá trị tài sản của bạn đã đóng góp trong căn nhà đó.

2. Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế ?

Thưa luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Vợ chồng tôi cưới nhau được hơn 10 năm nhưng cách đây 1 năm thì chồng tôi đã mất. Thời gian gần đây có người phụ nữ đưa một thằng bé 7 tuổi tới bảo là con của chồng tôi và đòi chia thừa kế cho thằng bé đó.
Tôi trước nay không hề biết tới sự tồn tại của người phụ và đứa trẻ đó. Giờ tôi rất hoang mang, xin hỏi luật sư tôi có phải chia tài sản thừa kế của chồng tôi cho đứa con ngoài giá thú đó không ?

Trả lời:

Do trong câu hỏi, bạn không nói rõ, chồng bạn mất có để lại di chúc hay không nên chúng tôi xin đưa ra hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Chồng bạn không để lại di chúc

Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha. Vì vậy, nếu người phụ nữ kia có đầy đủ chứng cứ để chứng minh đứa trẻ đó là con của người chồng đã mất của bạn, thì đứa trẻ này sẽ được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Khi đó, đứa trẻ đó được coi là con đẻ của chồng bạn.

Do chồng bạn đã mất và không để lại di chúc, nên phần tài sản thuộc quyền sở hữu của chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Pháp luật dân sự quy định về trường hợp khi người chết không để lại di chúc như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;”

Như vậy, đứa trẻ là con của chồn bạn sẽ trở thành những người thừa kế theo pháp luật và được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế. Pháp luật quy định về thứ tự ưu tiên trong trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm (BLDS) 2015 về hàng thừa kế theo pháp luật thì đứa trẻ đó thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Theo quy định của pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy, cần có chứng cứ chứng minh cho việc đứa trẻ kia có phải là con đẻ của chồng bạn hay không. Để thực hiện việc xác minh này, bạn có thể tiến hành xét nghiệm ÂDN để kiểm tra huyết thống giữa hai người. Nếu đứa trẻ đó chính xác là con ruột của người chồng đã mất bạn thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Trường hợp 2: Chồng bạn có để lại di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo Điều 626 BLDS 2015, người lập di chúc có quyền sau đây:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Bạn cần kiểm tra xem chồng bạn có để lại di chúc hay không. Nếu chồng bạn để lại di chúc mà có tên đứa trẻ đó trong di chúc hưởng di sản thì đứa trẻ sẽ được hưởng phần di sản tương ứng với di chúc.

Trường hợp chồng bạn có để lại di chúc nhưng không có tên đứa trẻ hoặc chồng bạn có ghi trong di chúc là không để tài sản thừa kế cho đứa bé đó thì đứa trẻ đó vẫn được hưởng tài sản thừa kế. Pháp luật dân sự quy định về các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động”.

Do bạn có nói đứa trẻ kia hiện nay mới chỉ 7 tuổi, vậy nên đứa trẻ đó được coi là con chưa thành niên của chồng bạn. Do đứa trẻ đó là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, nên dù chồng bạn có viết di chúc không để lại di sản cho đứa trẻ thì đứa trẻ vẫn được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Vì vậy, nếu có đầy đủ chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con giữa chồng bạn và đứa trẻ kia thì đứa trẻ đó vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế. Theo đó, đứa trẻ đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Luật sư tư vấn thừa kế tại Trảng Bom

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom

Vì Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom có đội ngũ Luật sư – Chuyên gia – Luật gia đông đảo, nhiều năm kinh nghiệm, tư vấn tận tình – cặn kẽ mọi vấn đề pháp lý

– Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom có gần 10 năm phát triển các loại hình dịch vụ Luật sư trên phạm vi cả nước

– Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom còn là đơn vị tư vấn trực tuyến có số lượng khách hàng lớn nhất tại Việt Nam

– Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom luôn coi khách hàng là số 1, vấn đề của khách hàng là trách nhiệm của chúng tôi

Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom của chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện đội ngũ, năng lực, dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu tư vấn của mọi quý khách hàng trên toàn quốc!

Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom

Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn luật về quyền thừa kế, tài sản thừa kế, xác định hàng thừa kế để chia thừa kế. Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế

Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;

Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom sẽ đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp một cách toàn diện. Đưa ra những phương án cụ thể có lợi nhất trong quá trình đàm phán, hòa giải với đối phương

Giúp khách hàng hoặc thay mặt khách hàng soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc;

Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền

Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự… Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng

Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng tại các cấp tòa xét xử;

Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền – nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thứ theo quy định của pháp luật để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.

  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn lập di chúc, tư vấn làm chứng di chúc để di chúc có hiệu lực
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn cách giải quyết tranh chấp Nhà đất thừa kế theo Di chúc
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn phân chia thừa kế theo pháp luật
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tham gia hòa giải tranh chấp thừa kế
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom giải quyết tranh chấp thừa kế:
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom giải quyết tranh chấp Nhà đất thừa kế
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản khác
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế bằng hoà giải, thương lượng tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn các quy định của pháp luật về thừa kế thế vị tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn các quy định về hàng thừa kế, người được thừa kế di sản tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn chia thừa kế theo quy định của pháp luật và theo di chúc tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn từ chối nhận thừa kế, khai nhận di sản thừa kế tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn giải quyết các tranh chấp về thừa kế bằng việc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn lập thoả thuận phân chia di sản, biên bản họp gia đình về việc chia thừa kế tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn các quy định của pháp luật về việc trông giữ di sản thừa kế, thừa kế có điều kiện, thừa kế đất hương hoả…tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn chia di sản thừa kế trong các trường hợp khó: Có nhiều di chúc, di chúc chỉ quyết định 01 phần tài sản, di chúc bị hư hỏng, các trường hợp tranh chấp thừa kế kéo dài tại Trảng Bom
  • Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn mọi vấn đề pháp luật về thừa kế, chia thừa kế, tranh chấp thừa kế khác tại Trảng Bom

Để đáp ứng nhu cầu tư vấn pháp luật, những vấn đề xoay quanh đời sống thường ngày của mọi người. Luật Sư thừa kế ở Trảng Bom còn đa dạng về hình thức tư vấn để khách hàng dễ dàng tiếp cận, giải đáp.

Phương thức liên lạc với Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom khi khách hàng cần hỗ trợ tư vấn

Cụ thế với những phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp với Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom

Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom sẽ trực tiếp hỗ trợ tư vấn và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chúng tôi cũng khuyến khích khách hàng đến trực tiếp địa chỉ của công ty để được hỗ trợ tư vấn, nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Hiện nay, địa chỉ trụ sở và chi nhánh của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom như sau:

  • Trụ sở chính công ty: Số 27/4 (Lầu 1), đường An Phú Đông 1, Khu phố 1, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP.HCM
  • Chi nhánh Bình Dương: Số 69, Đường N2, khu nhà ở Phú Mỹ Hiệp – 703 Mỹ Phước Tân Vạn, phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Thời gian làm việc của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom như sau:

Ngày làm việc: Từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7 hàng tuần

Thời gian làm việc: Từ 7h45 đến 12h trưa và từ 13h 30 đến 17h

Lưu ý: Chúng tôi sẽ nghỉ vào các ngày chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của Bộ Luật Lao động và các quy định hiện hành.

Hình thức tư vấn trực tuyến của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom

Tư vấn qua Email của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom:

Trong trường hợp khách hàng không thể đến văn phòng, không có thời gian di chuyển hoặc không tiện làm việc trong giờ hành chính thì khách hàng có thể gửi trực tiếp đến Email của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom.

Email: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com

Trong thời gian 1 – 3 ngày Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom sẽ trả lời Email hoặc gọi điện trực tiếp để tư vấn cho quý khách

Khi quý khách sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trả phí qua email sẽ có những ưu điểm sau:

– Được Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom tư vấn ngay lập tức

– Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý

– Hỗ trợ giải quyết toàn bộ, trọn vẹn các vấn đề liên quan

Ngoài những hình thức liên hệ trên, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bomqua những hình thức sau:

  • Hotline: 0919.559.819
  • Zalo: 0919.559.819

Website: Luật Trảng Bom

Đối với những hình thức tư vấn trực tuyến với Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cần cung cấp rõ thông tin, tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ…
  • Tập trung vào vấn đề mà mình đang vướng mắc, tránh dài dòng.
  • Nêu mục đích và yêu cầu của mình

Để đảm bảo quyền lợi khi sử dụng dịch vụ tư vấn thừa kế của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom một cách chính xác, khách quan. Đồng thời đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng, kịp thời và chính xác đến khách hàng.

Đối với phương thức liên hệ nào, dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom vẫn khẳng định chất lượng dịch vụ của mình đến với khách hàng.

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN THỪA KẾ TRẢNG BOM NHƯ SAU:

Số điện thoại: 0919.559.819

Zalo: 0919.559..819

Website: https://luatdongnai.vn

Email: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn thừa kế Trảng Bom

> Xem thêm: Số điện thoại Luật sư tại Sài Gòn

Luật sư tư vấn thừa kế tại Trảng BomLuật sư tư vấn thừa kế tại Trảng Bom

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *