Vấn đề khi một người trưởng thành thì “Khi nào bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự?”, những yếu tố hay điều kiện gì để biết được hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vấn đề này sẽ được Công ty luật Đồng Nai hỗ trợ, giải đáp cho mọi người.

Để một chủ thể có thể tham gia xác lập một giao dịch dân sự thì một trong những điều kiện cơ bản nhất mà chủ thể ấy cần có là năng lực hành vi dân sự. Nhưng không phải chủ thể nào cũng có hoặc có một cách đầy đủ loại năng lực này.

Vậy các quy định của pháp luật có định nghĩa như thế nào về việc bị mất cũng như hạn chế năng lực hành vi dân sự của các chủ thể.

Khi cần tư vấn các vấn đề liên quan đến việc mất/ hạn chế năng lực hành vi dân sự, Quý khách hàng vui lòng bấm số: 0919.559.819. Nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

 

Năng lực hành vi dân sự là gì?

Trước khi tìm hiểu về khả năng mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự thì cần phải làm rõ khái niệm năng lực hành vi dân sự trước.

Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể thế nào là năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu năng lực hành vi dân sự của chủ thể là khả năng của chủ thể bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, bao gồm cả hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.

Đối với chủ thể là cá nhân, theo quy định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hành vi của cá nhân ở đây có thể hiểu là những hành động, cử chỉ, lời nói,… của một người và tùy thuộc vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, độ tuổi của người đó mà thông qua hành vi của họ sẽ xác định được năng lực hành vi dân sự của họ như thế nào, đang ở mức độ nào. Từ đó làm căn cứ và là điều kiện để xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình.

Đối với chủ thể là pháp nhân, pháp luật chưa có quy định về năng lực hành vi dân sự của loại chủ thế này, bởi pháp nhân không phải là con người và không thể tự mình xử sự được.

Pháp nhân là một tổ chức, mọi hoạt động được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nên năng lực hành vi dân sự sẽ được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.

Khi nào bị coi là mất năng lực hành vi dân sự?

Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.

Như vậy, chỉ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau thì một cá nhân mới bị coi là mất năng lực hành vi dân sự:

  • Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
  • Do yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Có thể nhận thấy, những người bị mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự những người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người người bị mất năng lực hành vi dân sự khi họ không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì khi tham gia giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Công ty luật Đồng Nai - Khi nào được coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự
Công ty luật Đồng Nai – Khi nào được coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khi nào bị coi là hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Theo Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự như sau:

1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.”

Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người đồng thời có các đặc điểm sau đây:

  • Khác với người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không mắc các bệnh tâm thần hay các bệnh lý khác dẫn đến không thể nhận thức và làm chủ hành vi. Mà họ là người sử dụng các chất gây rối loạn tâm thần;
  • Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hành vi phá tán tài sản của chính gia đình mình do các chất gây rối loạn tâm thần như ma túy. Trường hợp phá tán tài sản nhưng bởi hành vi khác như cờ bạc, cá độ,… thì không phải đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Cuối cùng, phải là người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan yêu cầu, khi Tòa ra tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì lúc ấy họ mới chính thức được xem là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng là người đã thành niên thì vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình khi giao dịch dân sự.

Hy vọng rằng nhờ những thông tin trên có thể giúp Quý khách hàng có được cái nhìn tổng quan về các trường hợp bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải những khó khăn nhưng không tìm được hướng giải quyết, Quý khách hàng có thể trao đổi với chúng tôi để nhận hỗ trợ kịp thời.

Phương thức liên hệ để được hỗ trợ tư vấn pháp lý của Công ty luật Đồng Nai

Trước khi liên hệ tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0919.559.819 để được sắp xếp lịch hẹn với chúng tôi.

Bên cạnh phương thức liên hệ tư vấn trực tiếp, khách hàng có thể liên hệ tư vấn từ xa thông qua các kênh như: email, facebook, zalo, số điện thoại, website với thông tin cụ thể sau đây:

Khi liên hệ qua các kênh trên, nhằm thiết kiệm thời gian Quý khách hàng vui lòng cung cấp đầy đủ các thông tin sau đây:

  • Họ và tên, Địa chỉ khách hàng
  • Tóm tắt vụ việc
  • Yêu cầu của khách hàng

ĐỂ BIẾT THÊM MỌI THÔNG TIN, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ NGAY CÔNG TY LUẬT TẠI ĐỒNG NAI THEO:

Hotline: 0919.559.819;

Zalo: 0919.559.819;

Số điện thoại: 0919.559.819

Email: Congtyluatvinhphuoc@gmail.com

Website: Luật Đồng Nai

Những vấn đề mà khách hàng đang vướng mắc về pháp luật, tất cả sẽ được Công ty luật tại Đồng Nai hỗ trợ tư vấn, giải đáp cũng như bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của khách hàng.

>> Xem thêm: Luật sư nhà đất tại TPHCM  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *